Hiểu và ứng dụng hiệu quả – Learning environment trong học tập

Learning Environment là một trong những yếu tố then chốt quyết định hiệu quả học tập. Vậy thuật ngữ này cụ thể nói lên điều gì? Làm thế nào để xây dựng một môi trường học tập hiệu quả? Hãy cùng khám phá trong bài viết này. 

Learning Environment là gì? Tìm hiểu về mô hình Learning Environment

Learning environment hay môi trường học tập là tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình học tập của một cá nhân. Bao gồm không gian vật lý, các mối quan hệ xã hội, phương pháp giảng dạy và học tập, công nghệ hỗ trợ, cũng như các yếu tố tâm lý của người học.

Learning environment model hay mô hình môi trường học tập, là một khung lý thuyết giúp xác định và phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập của người học. Mô hình này cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về cách các yếu tố cá nhân, xã hội, tổ chức, và không gian vật lý/ảo tác động đến việc học tập. Cụ thể:

  • Cá nhân: Yếu tố này liên quan đến hình thành bản sắc, duy trì sức khỏe, phát triển cá nhân, định hướng mục tiêu, và khả năng tham gia, ự chủ trong quá trình học tập của người học
  • Xã hội: Yếu tố xã hội tập trung vào các mối quan hệ và tương tác với người khác, bao gồm việc xây dựng mối quan hệ, hòa nhập vào cộng đồng và tương tác trong các hoạt động giảng dạy, học tập.
  • Tổ chức: Yếu tố này gồm các quy tắc và văn hóa của tổ chức, thực tiễn và chính sách, cùng với các tài nguyên và cơ hội thực hành có sẵn trong chương trình đào tạo.
  • Không gian offline/online:  Yếu tố này xem xét sự phù hợp của không gian học tập và thực hành, bao gồm cả môi trường offline và online.

Mô hình này giúp người làm đào tạo xác định và phân tích sâu sắc những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quá trình học tập, từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết để cải thiện môi trường học tập.

>> Xem thêm: Phương pháp Deliberate Practice: Luyện tập có chủ đích

Khám phá các lý thuyết về môi trường học tập

  • Thuyết học tập dành cho người trưởng thành (ALT): Để việc đào tạo đạt hiệu quả, cần xây dựng một môi trường học tập phù hợp và khuyến khích sự chủ động tham gia từ người học.
  • Thuyết về chủ nghĩa cấu trúc: Môi trường học tập như là một hệ thống các yếu tố tương tác với nhau, hình thành một cấu trúc tổng thể có ảnh hưởng đến quá trình học tập.
  • Thuyết về chủ nghĩa hành vi: Môi trường học tập được thiết kế nhằm tạo ra sự kích thích và phản ứng, từ đó dẫn đến việc hình thành hành vi học tập.
  • Thuyết về chủ nghĩa nhân văn: Môi trường học tập tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân người học.

Ai đã phát triển lý thuyết Learning environment?

Sau đây là những nhân vật có đóng góp quan trọng trong phát triển các lý thuyết về môi trường học tập:

Lev Vygotsky cho rằng sự hỗ trợ từ những người xung quanh trong môi trường xã hội là yếu tố quan trọng giúp người học phát triển các kỹ năng mới.

Jerome Bruner nhấn mạnh việc tạo dựng môi trường học tập để người học chủ động tham gia, khám phá và xây dựng kiến thức của riêng mình.

John Dewey nhấn mạnh rằng môi trường học tập nên tạo cơ hội cho người học tương tác với môi trường xung quanh và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Jean Piaget cho rằng môi trường học tập cần được điều chỉnh để phù hợp với mức độ nhận thức của người học.

B.F. Skinner cho rằng môi trường học tập được thiết kế để tạo kích thích và các phản ứng, từ đó hình thành hành vi học tập.

Các lý thuyết về môi trường học tập không phải là những nguyên tắc cứng nhắc mà luôn được điều chỉnh và cải tiến. Thông tin trong bài viết này là tổng hợp kiến thức mới nhất do VMP thực hiện tính đến thời điểm bài viết được công bố. 

05 yếu tố cốt lõi tạo nên môi trường học tập lý tưởng

  • Văn hóa chủ động học tập tại doanh nghiệp

Văn hóa là nền tảng vững chắc hình thành nên các yếu tố khác để tạo ra một môi trường học tập lí tưởng. Khi doanh nghiệp xây dựng được văn hóa này, mọi cá nhân trong tổ chức sẽ có thái độ tích cực đối với việc học. Điều này tạo động lực cho họ chủ động tìm kiếm và xây dựng một môi trường học tập phù hợp và hiệu quả. 

Ví dụ, họ chủ động đổi mới phương pháp làm việc của mình, biến công việc hiện tại thành môi trường để áp dụng và thực hành các kiến thức mới. Theo báo cáo “State of the Global Workplace” của Gallup, các công ty có văn hóa học tập mạnh mẽ có khả năng đổi mới cao hơn tới 125% so với các công ty khác.

>> Tham khảo TOP 8 Cách giúp quản lý xây dựng môi trường làm việc tích cực, hạnh phúc

  • Môi trường vật chất

Doanh nghiệp cần xây dựng một không gian riêng dành cho hoạt động đào tạo và học tập. Không gian này cần được sắp xếp gọn gàng, khoa học, đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo, tránh tiếng ồn gây mất tập trung. Ngoài ra, cần trang bị đầy đủ các thiết bị học tập như bàn ghế, sách vở, máy tính, thiết bị nghe nhìn,…. Tham khảo tích hợp không gian xanh như cây xanh, hoa lá vào không gian học tập, tạo ra cảm giác thư giãn và thoải mái cho người học.

Một số doanh nghiệp không đủ nguồn lực đầu tư vào cơ sở vật chất, vậy phải làm sao? Khi tổ chức các khóa đào tạo nội bộ, bạn có thể thuê không gian bên ngoài để đảm bảo tiêu chuẩn về không gian, từ đó nâng cao hiệu quả học tập.

  • Mối quan hệ giữa Trainer – Học viên

Trainer cần tạo mối quan hệ gần gũi, tin cậy, một môi trường cởi mở để học viên thoải mái đặt câu hỏi và trao đổi. Ngoài ra, nên khuyến khích học viên tương tác với nhau và làm việc nhóm, để thông qua các hoạt động có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau

Bên cạnh đó, Trainer cần tạo dựng một cộng đồng học tập tích cực, nơi mọi người cùng nhau học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Tại VMP, chúng tôi xây dựng cộng đồng Cafe & Learn để học viên cũ Train The Trainer 3+ có môi trường để luyện tập, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm.

  • Phương pháp giảng dạy

Trainer nên đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như thuyết trình, thảo luận, thực hành, dự án,…Bạn có thể xem thêm phong cách học tập VAK để đề ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng học viên.

Khuyến khích học viên tham gia quá trình học tập, bằng cách đặt câu hỏi, phát biểu ý kiến. Như tại VMP, chúng tôi áp dụng Learning By Doing 3V để gia tăng tương tác của người tham gia các khóa đào tạo.

Đánh giá định kỳ để theo dõi tiến độ học tập của học viên và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

>> Tham khảo thêm 7 Mô Hình Đánh giá hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp.

  • Công Nghệ

Sau cùng, để tạo một Learning environment lí tưởng, bạn có thể sử dụng công nghệ. Việc ứng dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy và học tập, như sử dụng phần mềm, ứng dụng, e-learning,… sẽ giúp các bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Tham khảo 10 Bước Thiết kế chương trình đào tạo

Cả Trainer và học viên đều cần được trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy và học tập.

Tạm kết về hiểu và ứng dụng hiệu quả – Learning environment trong học tập 

Learning Environment là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả đào tạo. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Learning Environment và các yếu tố cần thiết để tạo nên một môi trường học tập hiệu quả.

 

Share this :

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bài viết liên quan

Picture of Phan Hũu Lộc
Phan Hũu Lộc

Trainer

Xin chào, tôi là Trainer Phan Hữu Lộc – Chuyên gia đào tạo quản lý hàng đầu Việt Nam. Tôi là tác giả của Train The Trainer 3+, UMM, Coaching Skills For Manager,…

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý, tôi cam kết cùng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược vững chắc và bền vững.

Bài viết mới nhất

MỤC LỤC